I.Tính cấp thiết của đề án:
Để khuyến khích phong trào
nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đồng thời tạo nề nếp và phong cách nghiên
cứu khoa học có chiều sâu hiệu quả, Câu lạc bộ Nghiên cứu trẻ Khoa Điện tử - Viễn thông được thành lập là điều tất yếu.
Ngoài tác dụng thiết thực dành cho sinh viên, các giáo viên trẻ cũng có thể coi
đây là cơ hội truyền đạt kiến thức và tự nâng cao các kỹ năng khi hướng dẫn
sinh viên hoạt động nghiên cứu.
Tên
tiếng Việt: câu lạc bộ Nghiên Cứu Khoa Học khoa Điện tử – Viễn thông.
Website
chính thức: https://www.facebook.com/groups/khoadtvt
II.
Mục tiêu – Tiêu chí hoạt động
Câu
lạc bộ Nghiên Cứu trẻ khoa Điện tử – Viễn thông, một câu lạc bộ phục vụ cho việc
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Điện tử – Viễn thông trường Đại
học Duy Tân.
·
Mục tiêu, sứ mệnh:
- Tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy
phong trào Nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
- Hỗ trợ các đề tài Nghiên cứu khoa
học của sinh viên.
- Là cầu nối giữa giảng viên - cựu sinh viên - sinh viên - doanh nghiệp.
·
Tiêu chí hoạt động:
- Câu lạc bộ hoạt động trên tinh thần
tự nguyện, chia sẻ và ham học hỏi.
- Tất cả những ai đam mê sáng tạo,
nghiên cứu khoa học và có nhiệt tình, tâm huyết, muốn chia sẻ đều có thể tham
gia.
- Tinh thần “ Thắp sáng niềm đam mê ” là tôn chỉ hoạt động của Câu lạc bộ. Đó là
tinh thần tự nguyện sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt huyết hỗ trợ lẫn
nhau giữa các lớp sinh viên, cựu sinh viên và giảng viên.
- “Thắp sáng niềm đam mê” thể hiện rằng, sự đáp đền xứng đáng nhất đối với những người đã giúp đỡ mình chính là làm sao có thể giúp thêm nhiều người khác.
III. Tổ chức và cơ cấu nhân sự:
1.
Cơ cấu tổ chức:
Câu lạc bộ Nghiên Cứu Trẻ Khoa Điện tử – Viễn
thông trực thuộc Đoàn Thanh Niên trường Đại học Duy Tân, chịu sự quản lý về chuyên môn của Khoa Điện tử – Viễn
thông.
2.
Cơ cấu nhân sự
a.
Ban cố vấn khoa học:
Là các Thầy Cô là Giảng viên khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Duy Tân. Ban cố vấn khoa học hỗ trợ, giúp đỡ Ban điều hành CLB trong định hướng NCKH,
xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động NCKH
của sinh viên.
b.
Ban cố vấn Tổ chức – Quản lý:
Bao gồm các Thầy Cô là
Cán bộ Giảng dạy trẻ của khoa, các anh chị Cựu sinh viên trưởng thành từ Câu Lạc Bộ, nhiệt tình, tâm huyết và mong muốn giúp đỡ, đóng góp cho hoạt động của CLB.
Ban cố vấn Tổ chức – Quản lý có tối đa là 5 thành viên, có
nhiệm kì 1 năm.
Được thành
lập dựa trên sự thống nhất của Ban chủ nhiệm CLB, Ban cố vấn nhiệm kì cũ, và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Điện tử – Viễn
thông.
Trưởng Ban cố vấn Tổ chức – Quản lý do các thành viên trong
Ban cố vấn bầu ra.
c. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ:
Ban chủ nhiệm CLB có nhiệm kì 1 năm.
Thành viên Ban chủ nhiệm CLB là thành viên CLB
có tâm huyết, năng lực
chuyên
môn, năng lực quản lý và có nguyện vọng đóng góp cho hoạt động của CLB.
Ban Chủ nhiệm được bầu theo hình thức Bỏ phiếu tín nhiệm, trong Đại
hội Câu lạc bộ được tổ chức thường
niên.
Nhiệm kì đầu tiên
(1/2014-1/2015), Ban chủ nhiệm được chỉ định bởi các thành
viên
sáng lập Câu lạc bộ, và thông qua sự chấp thuận của Câu lạc bộ.
Sau khi thành lập, Ban chủ nhiệm CLB họp phiên đầu tiên cùng Ban cố vấn Tổ chức - Quản lý để bầu các chức danh (Bao gồm 1 Chủ nhiệm CLB, 2 phó Chủ nhiệm CLB, 2 Uỷ viên thường trực, 1 Thư ký) và phân công nhiệm vụ điều hành, quản lý các mặt hoạt động của CLB.
Quyết định bổ nhiệm các chức danh trong Ban chủ nhiệm CLB do Ban thường vụ
Đoàn Thanh niên Trường Đại học Duy Tân phê chuẩn dựa trên đề án nhân sự của Câu lạc bộ trong từng nhiệm kỳ.
3. Thành viên Câu lạc bộ:
a. Quy định về kết nạp thành viên:
Thành
viên dự bị: Những sinh viên sau đây được xem là thành viên dự bị của Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học Khoa Điện – Điện tử:
- Sinh viên có đam mê, nhiệt huyết, có nguyện vọng tham gia CLB.
- Sinh viên đã có thành tựu nhất định trong Nghiên cứu khoa học sinh viên, hoặc trong các cuộc thi học thuật khác không do CLB tổ chức sẽ được Ban chủ nhiệm xem xét, nếu đạt được sự thống nhất trong BCN CLB thì được công nhận là thành viên dự bị.
Thành
viên chính thức: Thành
viên dự bị sẽ được xem xét và công nhận là thành viên chính thức thông qua các tiêu chí:
- Tích cực trau dồi, bồi dưỡng về chuyên môn và năng lực NCKH:
+ Tham gia tích cực các lớp học, các buổi sinh hoạt chuyên đề của CLB.
+ Tham gia tích cực các cuộc thi học thuật do CLB hoặc do các Đơn vị khác tổ chức (TI Contest, ICDREC, CDIO...)
+ Sự nỗ lực và tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu.
- Đóng góp xây dựng và phát triển Câu Lạc Bộ.
- Thành
tựu nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn.
Mọi công tác kết nạp, công nhận, khai trừ thành viên đều được quyết định bởi Ban Chủ Nhiệm Câu lạc bộ dựa trên quy chế của CLB.
b. Nghĩa vụ và quyền lợi của thành viên CLB:
Nghĩa vụ:
- Không
ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực NCKH.
- Thể hiện tinh thần “Thắp sáng niềm đam mê” của Câu lạc
bộ, đóng góp chia sẻ với cộng đồng, giúp đỡ bạn bè và sinh viên các khóa sau
trong học tập, nghiên cứu.
- Tham
gia các hoạt động của Câu lạc bộ, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Tham
gia xây dựng và phát
triển Câu lạc bộ: đóng góp ý kiến, đề xuất hoạt động,
giới thiệu thành viên, hướng dẫn,
giúp đỡ thành viên trong CLB,…
- Giữ gìn, bảo quản tài sản của Câu lạc bộ.
Quyền lợi:
- Học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm dưới sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Cô, anh chị Cựu sinh viên và sinh viên khoá
trên.
- Được tham gia các hoạt động nghiên cứu và các hoạt động học thuật khác của Câu lạc bộ.
- Được nhận sự quan tâm, hỗ trợ, tư vấn từ CLB về học tập, nghiên cứu: Định hướng nghiên cứu, tổ chức – quản lý – giám sát nhóm nghiên cứu, hướng dẫn đánh giá đề tài, quản lý chất lượng đề tài.
- Được sử dụng tài sản của CLB cho mục đích học tập, nghiên cứu (theo các quy định cụ thể đối với từng loại tài sản): Kiến thức, tài liệu, kho xưởng, phòng thí nghiệm, dụng cụ, vật tư,…
- Được xin ra khỏi CLB khi tự nhận thấy mình
không thể, hoặc không còn nguyện vọng tham gia CLB.
- Được CLB bảo vệ quyền lợi chính đáng trong
quá trình hoạt động trong CLB.
c. Quy định về khai trừ thành viên:
Ban Chủ Nhiệm CLB xem xét khai trừ thành viên trong các trường hợp sau:
- Thành
viên nộp đơn xin ra khỏi CLB.
- Thành
viên không còn tham gia, hoặc tham
gia không tích cực các hoạt động của CLB.
- Thành
viên có những hành động gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của CLB như: chia rẽ thành viên, gây mất đoàn kết, phá hoại tài sản, lợi dụng hoạt động, hình ảnh, uy tín của CLB, lợi dụng tài sản của CLB (bao gồm tài sản trí tuệ, vật chất) để phục vụ cho mục đích riêng, vi phạm quy chế, nội quy của CLB, vi phạm nội quy trường lớp, vi phạm pháp luật.
- Các trường hợp khác được Ban Chủ nhiệm xem xét và ra quyết định cụ thể.
IV. Quản lý tài sản của Câu lạc bộ:
1. Tài sản
của Câu lạc bộ:
a. Tài sản trí tuệ:
- Nguồn tài liệu kiến thức được biên soạn và đăng tải trên trang web, diễn đàn: bao gồm bài viết, hình ảnh, video clip, mã nguồn, sơ đồ, bảng biểu, bản vẽ,…
- Nguồn tài liệu, kiến thức, công trình nghiên cứu là kết quả của sự lao động, sáng tạo, nghiên cứu của tập thể thành viên Câu lạc bộ: bao gồm bài viết, báo cáo, bài báo, hình ảnh, video clip, mã nguồn, chương trình, sơ đồ, bảng biểu, bản vẽ, mô hình,…
b. Tài sản định hình:
- Trang
thiết bị, dụng cụ, máy móc, kho xưởng,…
- Trang
thiết bị, dụng cụ văn phòng.
- Linh
kiện điện tử.
- Sản phẩm do Câu lạc bộ thiết kế, phát triển, chế tạo: mạch điện tử, mô hình, máy móc, thiết bị,…
c. Tài
chính:
- Nguồn hỗ trợ từ các Tổ chức, đoàn thể, cá nhân cho hoạt động của Câu lạc bộ.
- Nguồn thu từ các sản phẩm do Câu lạc bộ sản xuất.
2. Quy định
về quản lý tài sản:
a. Tài sản trí tuệ:
Nguồn tài sản trí tuệ của Câu lạc bộ được sử dụng với các mục đích sau:
- Nguồn tài liệu mở được chia sẻ trên trang web, diễn đàn câu lạc bộ, trong các khoá học, trong cộng đồng sinh viên. Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nguồn tài liệu mở đó vào các mục đích phi thương mại.
- Nguồn tài liệu, kiến thức, công trình nghiên cứu là kết quả của sự lao động, sáng tạo, nghiên cứu của tập thể thành viên Câu lạc bộ, nguồn tài liệu mua từ trong và ngoài nước chỉ được phép khai thác sử dụng khi có văn bản đồng ý của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, và chỉ được sử dụng đúng mục đích đã cam kết với Câu lạc bộ.
b. Tài sản định hình:
Nguồn tài sản là vật chất của CLB được sử dụng với các mục đích sau:
- Phát
triển các đề tài Nghiên cứu, các dự án và các hoạt động học thuật của Câu lạc bộ.
- Hỗ trợ các
thành viên Câu lạc bộ nghiên cứu, học tập.
- Phục vụ cho hoạt động khác của Câu lạc bộ.
- Các quy định về sử dụng, bảo quản, thay thế được quy định cụ thể trong “Quy định sử dụng trang thiết bị vật tư”.
c. Tài
chính:
Nguồn tài chính là quỹ hoạt động của Câu lạc bộ do Ban chủ nhiệm quyết định, và sử dụng cho mục đích duy trì hoạt động, xây dựng và phát triển Câu lạc bộ
V.Phương
hướng hoạt động
Lực lượng câu lạc bộ Nghiên
cứu khoa học Khoa Điện tử - Viễn thông
ra đời ban đầu chủ yếu là các bạn sinh viên đến từ các lớp đại học,cao đẳng
khóa K15, khóa K16, K17 và K18 dưới sự quản lý của ban chủ nhiệm câu lạc bộ. Ban
chủ nhiệm CLB sẽ do các bạn sinh viên đủ năng lực đảm nhiệm hoạt động dưới sự
giám sát của Đoàn Trường. Bên cạnh đó, một ban cố vấn gồm các thầy, cô giáo
giỏi, tâm huyết từ các đơn vị chuyên môn trong trường sẽ là điểm tựa giúp các
em sinh viên phát huy khả năng. Ngay khi chưa thành lập, nhưng CLB đã nhận
được sự quan tâm của Ths. Dương Đình
Hùng – Bí thư đoàn trường Đại học Duy Tân, TS.Hà Đắc Bình – Phó Giám
đốc trung tâm NC&PT, thầy Nguyễn Văn Thọ – trưởng khoa Điện từ viễn thông
và nhiều thầy cô giáo khác. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, Ban chủ nhiệm CLB cũng
đã nỗ lực đưa ra quy chế hoạt động, phương hướng phát triển và một số công
việc cụ thể trong thời gian trước mắt.
Trong số sinh viên đăng ký
vào CLB, hầu hết các em đều bỡ ngỡ và chưa thể hiểu hết ý nghĩa, cũng như
cách thức làm nghiên cứu khoa học. Vì thế, việc trang bị những kỹ năng giúp
các em có thể bắt tay vào nghiên cứu là hết sức cần thiết. Phối hợp với Phòng thí nghiệm Viễn thông cao cấp ( P.504-
Cơ sở Quan Trung) , Ban chủ nhiệm CLB sẽ lên lịch
học trong bốn buổi, mỗi tuần một buổi vào các ngày thứ bảy với nội dung nhằm
bổ sung cho các em các khả năng: giao tiếp, thuyết trình, tư duy và làm việc
theo nhóm. Đây là các kỹ năng không thể thiếu trong cả công tác nghiên cứu
lẫn các mặt sinh hoạt khác của cuộc sống. Trong các buổi học này, các em sinh
viên sẽ được chia thành các nhóm làm việc để thực hiện các bài tập theo các
nội dung nói trên, qua đó các em có thể hiểu được cặn kẽ mình cần phát triển
cái gì, mình đang thiếu những gì. Thường thì sinh viên chúng ta có định hướng
khá mơ hồ và chưa được va chạm thực tế để tìm ra cho mình hướng đi chính xác.
Điều này được thể hiện khá rõ khi các em đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: nhóm
của em xác định mục tiêu cho nhóm mình là gì trong ngày hôm nay. Một nhóm trả
lời rằng: mục tiêu của nhóm là kết nối không biên giới, phát triển không giới
hạn. Một nhóm có câu trả lời khác: mạnh hơn, cao hơn, xa hơn. Dù hai câu trả
lời khác nhau về hình thức nhưng đều có điểm chung là hào nhoáng bề ngoài nhưng
chưa nêu ra được những mục tiêu chính xác, cụ thể là đối với các yêu cầu
trong buổi học dành cho nhóm và là những mục tiêu khả thi để thực hiện chứ
không viển vông, lý thuyết. Đó chỉ là một ví dụ, dần dà, các em sẽ tích lũy
được những điều bổ ích cho bản thân mình, giúp ích cho các em bắt nhịp vào
công việc nghiên cứu khoa học.
|
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG:
Thiết kế, xây dựng các hệ thống điều khiển tự động sử dụng vi
điều khiển: PIC, TI, AVR, ARM.
Tìm hiểu các chuẩn giao tiếp không dây và có dây, áp dụng xây
dựng hệ thống thu nhập dữ liệu từ xa.
Phối hợp các thành viên trung tâm ROBOTICA để trao đổi về các kỹ
năng lập trình, thiết kế robot…
Phòng thí nghiệm Viễn thông cao cấp ( P.504- Cơ sở Quang Trung) là nơi tổ chức các hoạt động trao đổi và
nghiên cứu của CLB.
|
0 nhận xét :
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.